Khắc phục hiện tượng lúa hay bị đổ Ngày cập nhật: 04/09/2021
|
Nguyên nhân: Hiện tượng lúa bị đổ có thể do nhiều nguyên nhân: - Do giống lúa: Cấy những giống lúa yếu cây, chịu phân kém. - Do gieo sạ quá dày. - Trong vụ hè thu hoặc thu đông, thời tiết thường âm u, mưa nhiều, thiếu ánh sáng, nên cây lúa có khuynh hướng tăng trưởng theo chiều cao. Khi gặp mưa to và gió lớn sẽ dễ bị đổ, nhất là khi mà cây lúa đang trong giai đoạn chín sữa trở đi, do ở giai đoạn này cây lúa bị mất cân đối trọng lượng giữa phần gốc và ngọn. - Do cấy trên những chân ruộng thấp – trũng, nước ngập thường xuyên, cấy ở những chân đất này cây lúa thường vóng cao, thân mềm và yếu, dễ bị đổ ngã và các loại sâu bệnh tấn công - Do bón phân không cân đối: bón lượng phân đạm nhiều, bón ở cuối vụ nên làm cây mềm và đặc biệt là bị kéo dài lóng thứ 3 từ trên xuống. Khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, chị và bà con nên áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau: - Làm đất: Ruộng sau khi thu hoạch cần cày ải, phơi đất, để ruộng không bị lầy thụt, đồng thời giúp giải bớt chất độc trong đất, giúp rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn - Cần thoát nước tốt cho ruộng lúa khi gặp phải mưa nhiều. - Nên chọn những giống lúa cứng cây, vừa kháng được sâu bệnh, vừa hạn chế được đổ ngã khi chín. - Không nên gieo cấy dày mà nên gieo cấy thưa, làm như vậy giúp cây phát triển tốt, thân khỏe. - Để tránh bón thừa đạm, chị và bà con nên áp dụng bón phân theo bảng màu lá lúa. Nếu thấy lúa quá xanh thì không nên bón đạm mà tăng cường bón kali và phun thêm phân bón lá. - Bón phân theo phương thức nặng đầu nhẹ cuối ( tức là tập trung vào giai đoạn cây đẻ nhánh đến làm đòng, sau đó bón giảm dần mà không nên bón nhiều để lúa cứng cây hơn). - Ngoài ra: chị và bà con nên bổ sung thêm canxi cho lúa bằng cách bón Urê, liều lượng như sau: + Giai đoạn 10 – 16 ngày sau cấy: Bón 20 – 25kg Urê/ ha. + Giai đoạn 40 – 45 ngày: Bón 20 – 30 kg Urê/ ha. - Ngoài ra, nên xiết nước khoảng 7 ngày vào giai đoạn trước khi cây lúa làm đòng để giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng trong ruộng.
|